Community Colleges in Vietnam > On space and time Last updated 2002-01-08


This site presents a collection of articles by Dr Do Ba Khe and colleagues on education and, in particular, on the community college system in Vietnam.


Comments are welcome.
 

Gẫm chuyện thần tiên

Đỗ Bá Khê
1 April 1998

Chuyện cổ tích Việt Nam cho rằng thời gian đi chậm lại ở thiên thai. Một năm ở cỏi tiên bằng trăm năm ở hạ giới. Phải chăng chuyện khó tin từ ngàn năm đó, suy lại, có thể giải thích phần nào bằng một thuyết khoa học đề ra vào đầu thế kỷ thứ 20.

NGÀY XƯA, hai ngưòi bạn chí thân Lưu Thần và Nguyễn Triệu mảng ngao du đây đó với bầu rượu túi thơ mà lạc vào động thiên thai, được kết duyên cùng tiên nữ. Sớm chán cảnh tiên, nhớ quê nhà, trở lại trần gian. Có biết đâu hạ giới đã trãi qua mấy trăm năm. Cố tìm lối củ trở lại thiên thai, nhưng rất tiếc, đường xưa đà mất dạng!

Từ Thức, đời nhà Trần, con nhà quan, học giỏi đỗ cao, năm hai mươi tuổi đã được bổ làm tri huyện. Nhưng không tham quyền cố vị, sự ràng buộc của quan trường, đi chơi ngắm cảnh làm vui thú. Đến một ngôi chùa nhằm ngày mở Hội Xem Hoa, gặp một ngưòi đẹp đang lâm nạn, bị chú sãi hung hăng lớn tiếng bắt bồi thường vì phạm luật chùa lở hái bông quí. Nhưng cô gái, vốn không phải nguòi phàm, nên không có loại tiền trần thế để trả. Ra tay nghĩa hiệp, Từ Thức cởi áo lông cừu quí giá đang mặc thay tiền trả cho chú sãi. Cô gái nói là ở Châu Ái, tên Giáng Hương, mời Từ Thức khi tiện đến nhà chơi để cô đáp ơn trã nghĩa.

Một thời gian sau, Từ Thức treo ấn từ quan, đi tìm cô gái năm xưa. Lần đến cửa Thần Phù, trương buồm ra khơi để đến một hãi đảo, gặp một hang lớn, bước liều trong bóng tối, thình lình đến cảnh đẹp bồng lai. Gặp lại Giáng Hương, thành vợ chồng do duyên số tiền định. Nhưng tình tiên duyên tục không bền. Ba năm sau, Từ Thức từ giã vợ tiên để trở về trần gian. Trong nháy mắt, xe mây đáp xuống Châu Ái. Không nhìn được làng củ, cãnh vật thay đổi quá nhiều. Dân làng chẳng một ngưòi quen mặt. Một ông lão kể chuyện năm sáu đời truớc có người văn nhân lang thang ngoạn cảnh, đón gió nhìn trăng rồi mất dạng, trãi qua ắt cũng 300 trăm năm rồi. Cây da nhỏ dân làng trồng truớc cổng, nay đã trở thành cổ thụ. Tiếc cảnh bồng lai, Từ Thức muốn quay về tiên cãnh, nhưng xe mây đã biến mất.

Chuyện Từ Thức lên tiên đã được diễn ra tuồng cãi lương. Đễ cho linh động và bi thãm hóa mối tình tuyệt vọng, thầy tuồng có sáng kiến thay vật chứng (cay da) bằng nhân chứng (cô gái). Đó là một cô gái trần gian quê mùa, nhẹ dạ si tình, đã sai mê Từ Thức ngay từ sáng sớm trong một cuộc thi đối đáp giữa trai gái hai thôn lân cận, trước khi Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương trong sân chùa gần giờ ngọ. Lúc đó cô gái quê được 16 tuổi, tên Ý Nhi. Thể theo luật lệ cuộc thi Từ Thức và Ý Nhi nên nghĩa vợ chồng. Nàng lam lụ nâng khăng sữa trấp cho chàng. Nhưng Từ Thức không chúc thương tình, thờ ơ lãnh đạm, chỉ mơ nàng tiên, đến sau nhưng mỹ miều tuyệt đẹp. Nay trở lại thế gian sau một năm chăn gối ở cỏi tiên, Từ Thức gặp một lão bà lưng khòm chống gậy đi bán bánh ích. Với giọng rung rung bà kể mối tình chơn thật của bà hồi 16 tuổi, muốn yêu mà chẵng đưọc yêu, nhưng vẩn nguyện chung thũy với mối tình đầu. Bà còn kể một cách rất cãm động rằng tên thật của bà chỉ là Nhi; nhưng người yêu của bà, Từ Thức, vốn là thi sĩ nên thêm chữ Ý đứng trước thành ra chữ đôi Ý Nhi nghe nên thơ hơn. Nay bà đã 96 tuổi. Tám mươi năm đã qua, không biết chàng còn sống không và ở đâu bà mong gặp lại. Là ngưòi nội cuộc, nhân chứng thời gian già nua chung thũy đáng thương nầy không làm rung động được con tim của Từ Thức. Chàng đành lòng làm ngơ, quay mặt phụ tình, không một lời từ giã, một mực tìm cách trở lại với nàng tiên trẻ đẹp để rồi thất vọng.

Đó là chuyện cổ tích, giao du hoang đường giữa thiên thai và trần thế.

NGÀY NAY, bàn về du hành giữa trái đất và không gian, đễ xem sự mơ ước thơ mộng của người xưa có phần nào thực tế không ? Hãy tưởng tượng có hai anh em sanh đôi tên Peter và Paul. Peter phi hành thật mau trên không gian, Paul ở lại nhà. Sau một thời gian, Peter trở về trái đất. Anh em gặp lại mừng rở, nhưng Paul da nhăn tóc bạc đã già hơn Peter. Già trẻ bao nhiêu tùy theo 2 sự kiện: thứ nhứt là thời gian hành trình, thứ hai và nhứt là tốc độ của phi thuyền. Tốc độ phải thật lớn, lấy tốc độ của ánh sáng trong chân không làm chuẩn. Nếu tốc độ phi thuyền bằng phân nửa tốc độ ánh sáng, 0.5c, thì 1 năm trên phi thuyền bằng 1.15 năm dưới đất. Nếu tốc độ phi thuyền là 0.87c, thì 1 năm trên phi thuyền bàng 2 năm dưới đất. Nếu tốc độ phi thuyền là 0.995c, thì 1 năm trên phi thuyền bằng 10 năm dưới đất. Paul sẽ già hơn Peter 10 tuổi nếu Peter bay với tốc độ 0.995c trong vòng 1 năm.

Như vậy, trên không gian cũng như ở thiên thai, thời gian chậm lại (đồng hồ quay chậm). Sau chuyến du hành, Từ Thức trẻ hơn Ý Nhi 80 tuổi, Peter trẻ hơn Paul 10 tuổi. Từ Thức đi xe mây khoảng khoát nhẹ nhàng, Peter đi phi thuyền kín mít bịt bùng. Tiên nữ đằng vân lướt gió, đến nơi trong chớp mắt. Người trần tục có giới hạn, phải vất vả chuẩn bị nhiều năm mới thực hiện đưọc một chuyến đi ồn ào ra khỏi trái đất. Ngưòi trần thế bị vòng cương tỏa của trái đất. Muốn vượt khỏi trọng lực, sức hút của trái đất, phi thuyền phải có tốc độ ít nhút là 29,000 km/giờ. Hiện nay tốc độ của ánh sáng trong chân không (vacuum) được coi là lớn nhứt trong vũ trụ. Nó không thay đổi, khoa học gọi nó là c = 300,000 km/giây = 1,080,000,000 km/giờ. Nếu Peter muốn coi trẻ hơn Paul 10 tuổi sau 1 năm vắng mặt, thì phải bay với tốc độ 0.995c, trên 1 tỷ km/giờ!

Trên một vật di động thật mau, hiện tượng thì giờ đi chậm lại được gọi là sự giãn ra của thời gian (time dilation) hệ thuộc tốc độ theo công thức sau đây:

time dilation

  t = thời gian trên vật di động (thật mau)
to = thời gian ở tại chổ
v = tốc độ của vật di động
c = tốc độ của ánh sáng

Tốc độ v càng lớn, căn số ở mẩu số càng nhỏ, t càng lớn, thời gian giãn ra.

Trong lúc ấy, khoảng cách hoặc chiều dài bị co lại (length contraction) theo công thức

length contraction

  L = chiều dài trong lúc di động (thật mau)
Lo = chiều dài ở tại chổ

Tốc độ v càng lớn, căn số ở nhân số càng nhỏ, L càng nhỏ, chiều dài co lại.

Đây là dựa theo thuyết tương đối đặc biệt (special theory of relativity) do Einstein tuyên bố năm 1905. Sự đo lường thời gian và khoảng cách tùy thuộc sự di động tương đối. Ví dụ, chiều dài của phi thuyền và giờ chỉ trên đồng hồ của nó khi còn nằm trên giàn phóng khác hơn khi nó bay đi thật mau. Sự liên hệ giửa không gian và thời gian đưa đến sự liên hệ giữa khối lượng (mass, m) và năng lượng (Energy, E) được diển tã trong một công thức tổng quát vô cùng đơn giãn là:

energy

được áp dụng cho cả những vật thể gì di động thật mau hoặc trong vũ trụ thật lớn hoặc trong nguyên tủ thật nhỏ. Công thức được gọi là īcông thức của thế kỷ 20.

LÊN TIÊN HAY XUỐNG TRẦN, tùy theo quan niệm của mổi người. Người phàm đã lên cung trăng, nhưng không gặp Chị Hằng. Muốn gặp tiên còn khó hơn, chắc phải bay xa hơn và mau bằng tốc độ ánh sáng, một việc không thực hiện được với trình độ khoa học hiện tại của người phàm tục. Nhưng tại sao con người lại mơ ước lên tiên trong lúc Từ Thức đã chán thiên thai quay về hạ giới, và tiên nữ phải khổ công ngàn năm tu luyện để được thưởng công xuống nếm mùi trần tục. Trong tuồng cải lương kể trên, thường lệ Giáng Hương và bạn là Bạch Vân gặp nhau tại vườn hoa mổi buổi sáng. Nhưng sau đêm Giáng Hương cùng Từ Thức động phòng hoa chúc, tiên nử Bạch Vân chờ mãi mà không thấy dạng bạn mình nên đập cửa và đánh thức. Giáng Hương chậm chạp bước ra chập chờn nữa tỉnh nữa say. Bạch Vân trách bạn trể hẹn, rồi tò mò muốn biết tại sao nàng xem tươi trẻ ra, chừng như sảng khoái và hạnh phúc lắm, và vặn hỏi, không khác tra vấn kẻ có tội, những gì đã xảy ra trong đêm qua (nên nhớ một đêm ở thiên thai bằng 100 đêm ở trần thế). Thẹn thùng, nhiều lần Giáng Hương lái sang chuyện khác, nhưng Bạch Vân cố trở lại chuyện buồng the.  Thì ra Bạch Vân đã mơ ước cái gì thiếu thốn ở cỏi tiên.

Hiện nay, nếu có ai đó vẩn còn đòi tiên, thì có thể an ủi bằng cách di chúc để gởi hài cốt của mình, không trên lưng hạc nhưng qua hệ thống vệ tinh, lên không gian để bay quanh không ngừng, nhìn xuống trái đất cho là đầy cám dổ của mình. Chỉ tốn có US $5,000, tiền trần tục, giá biểu 1998.

Quan niệm của bạn tôi là trần thế vẩn vui hơn

(To be published in Đặc san Tiển Giang, July, 1998,
and perhaps in Đặc san Pétrus Ký, August, 1998)